Chào mừng đến với Satra Thái Sơn.

Trong những năm qua, cùng với sự trở mình đi lên của đất nước, ngành nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu trên các ngành như gạo, cà phê, thuỷ hải sản.. không ngừng tăng, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đời sống nông dân ta cũng từ đó không ngừng tăng lên.

Xem tiếp

Đối tác

Tin tức

An Giang: Giá cá tra tăng - Người nuôi vẫn dè chừng

[02-03-2011]

Ông Tấn cho biết, mấy năm trước nuôi toàn lỗ nặng hoặc phá huề chứ chưa năm nào được lời. Tất cả vốn liếng trong nhà lúc bấy giờ không còn một xu dính túi nên phải cầm sổ đỏ thế chấp vào ngân hàng vay để thả nuôi lại. Lúc đó, giá cá giống rẻ, giá thức ăn chăn nuôi cũng thấp, nhiều người nuôi đã treo ao nên cá tra nguyên liệu thiếu, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã đẩy giá cao đột ngột. Ông Tấn nhẫm tính: “Mặc dù giá cá tra ở mức 24.000 đồng/kg cao hơn 500 đồng/kg so với trước Tết nhưng giá cá biển, bắp, cám, bã đậu nành, các thứ nấu trộn chung thành thức ăn tự chế đã hơn 10.000 đồng/kg. Còn thức ăn tại các nhà máy chế biến tăng trung bình 11.000 - 12.000 đồng/kg. Nếu nuôi cá đạt trọng lượng 1 kg, người nuôi tốn ít nhất khoảng 1,8 - 2 kg mồi, chưa kể các chi phí thuốc thú y, tiền điện nước, xăng đầu, rủi ro... thì người nuôi không lời. Tôi đã có 20 năm trong nghề chăn nuôi cá tra, có thể nói giá cá 24.000 đồng/kg là mức cao nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, nếu tính kỹ so với sự biến động thức ăn của thị trường thì giá cá ở mức này chưa cao. Và cũng chưa ai dám khẳng định rằng, giá cá tra sẽ giữ ổn định mãi. Bởi lẽ những năm qua thị trường cá tra, cá ba sa luôn biến động lên xuống bấp bênh...”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang cho rằng, tuy đang ở mức 24.000 đồng/kg nhưng giá cá tra chưa thật sự ổn định, người nuôi cần tính toán kỹ trước khi đầu tư, tránh tình trạng khủng hoảng thừa. Theo khảo sát năm 2010, nhiều hộ nuôi quy mô lớn trước đây đã phá sản, ước tính có khoảng 60% diện tích ao nuôi bị treo. Những ao, hầm bỏ trống được các nhà máy chế biến thức ăn thu hồi để tái đầu tư nuôi cá. Một mặt là duy trì thị trường tiêu thụ thức ăn và giải quyết công ăn việc làm cho công nhân trong nhà máy. Mặt khác tìm kiếm thị trường đầu ra của con cá tra để tăng gia xuất khẩu. Như thế, năm 2011 lực lượng tham gia thị trường xuất khẩu cá tra sẽ tăng lên và cung cấp sản lượng lớn cá tra cho các công ty xuất khẩu thủy sản. Đây là chuỗi liên kết giữa nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản và vùng nguyên liệu cá tra...

Cũng theo ông Lê Chí Bình, dù giá cá tăng cao nhưng ngư dân vẫn ngán ngại tái đầu tư do:

- Bên cạnh do thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, nếu tái nuôi thì thị trường thức ăn cũng bị cạnh tranh và giá cả sẽ biến động mạnh.

- Mới đây, Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu ngô và bã đậu nành sang Việt Nam. Sắp tới thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng nữa.

- Nếu người nuôi tái đầu tư thả cá giống ngay thời điểm này, giá thành đã lên 21.000 đồng/kg nguyên liệu. Với giá bán hiện tại 24.000 đồng/kg thì lợi nhuận đạt được khoảng 3.000 đồng/kg sau 7 tháng nuôi + 1 tháng bán cá trả chậm thì quá thấp chỉ bằng 12,5% lợi nhuận. Chúng ta thử lấy 12,5% chia cho 8 tháng sẽ bằng 1,5% lãi suất (chưa tính rủi ro), so với lãi suất ngân hàng hiện nay thì còn thấp xa.

- Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra, tỉnh đã tổ chức thí điểm chuỗi liên kết sản xuất: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu + nhà máy chế biến thức ăn thủy sản + nông dân cho 3 công ty: Việt An, Thuận An và Agifish.

Vì vậy khuyến cáo bà con không nên thả nuôi ồ ạt, trong khi đó giá xuất khẩu cá tra khó có thể tăng thêm do khủng hoảng tài chính chưa phục hồi. Mặt khác, con cá tra Việt Nam luôn gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu...

                                                                                                                         Theo Báo An Giang